Từ 5/1: Phạt tới 40 triệu đồng nếu mua đất không có sổ đỏ

Hoàng Thảo  6/1/2020

Từ 5/1, chủ đầu tư có thể sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng nếu tiến hàng phân lô, bán nền trái phép hay hành vi lấn, chiếm đất... và buộc khôi phục hiện trạng.

Đây là một số trong những quy định mới tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, thay thế Nghị định 102/2014.

Nghị định 91 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai có hiệu lực từ hôm nay (5/1) có khá nhiều điểm mới. Trong đó, phân lô, bán nền trái phép, tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở, bỏ hoang đất hay mua bán đất không có sổ đỏ… là những hành vi bị phạt nặng.

Từ ngày 5/1, mua bán đất không có sổ đỏ bị phạt tới 40 triệu đồng

Tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở phạt tiền đến 1 tỷ đồng

Theo khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định 91/2019, chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở) tại khu vực nông thôn và đô thị mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì phạt tiền theo diện tích tự ý chuyển.

TT

Diện tích

(01 héc ta = 10.000m2)

Nông thôn

(triệu đồng)

Đô thị

(triệu đồng)

1

Dưới 0,01 (<100m2) đây là trường hợp phổ biến nhất.

Từ 03 - 05

 

 

Mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt với khu vực nông thôn (tối đa là 500 triệu đồng).

2

Từ 0,01 đến dưới 0,02

Từ 05 - 10

3

Từ 0,02 đến dưới 0,05

Từ 10 - 15

4

Từ 0,05 đến dưới 0,1

Từ 15 - 30

5

Từ 0,1 đến dưới 0,5

Từ 30 - 50

6

Từ 0,5 đến dưới 01

Từ 50 - 80

7

Từ 01 đến dưới 03

Từ 80 - 120

8

Từ 03 héc ta trở lên

Từ 120 - 250

Lưu ý:

- Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (cao nhất là 01 tỷ đồng).

- Ngoài bị phạt tiền, thì người có hành vi vi phạm buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

 

Bỏ hoang đất bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng

Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2019, hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng bị xử phạt như sau:

TT

Diện tích không sử dụng

Mức phạt

1

Dưới 0,5 héc ta

Phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng.

2

Từ 0,5 đến dưới 03 héc ta.

Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

3

Từ 03 đến dưới 10 héc ta.

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng.

4

Từ 10 héc ta trở lên.

Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì sẽ bị Nhà nước thu hồi.

Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 20 triệu đồng).

Mua bán đất không có Sổ đỏ bị phạt tới 40 triệu đồng

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định: Người sử dụng đất được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 91/2019, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện bị phạt tiền với mức như sau:

Hành vi vi phạm

Nông thôn

Đô thị

- Chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ một trong các điều kiện.

Từ 03 - 05 triệu đồng.

Từ 05 - 10 triệu đồng.

- Chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ từ hai điều kiện trở lên.

Từ 05 - 10 triệu đồng.

Từ 10 - 20 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 40 triệu đồng).

Không sang tên Sổ đỏ bị phạt tới 20 triệu đồng

Sang tên Sổ đỏ theo là cách thường gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra biến động (thường sẽ là ngày hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho có hiệu lực).

Theo khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định 91/2019, trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định bị phạt tiền như sau:

Thời gian

Nông thôn

Đô thị

Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn.

Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định với khu vực nông thôn.

Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn.

Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 20 triệu đồng).

Lấn, chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng

Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019, trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn, trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức thì bị xử phạt như sau:

TT

Diện tích bị lấn, chiếm

(héc ta)

Nông thôn

(triệu đồng)

Đô thị

1

Dưới 0,05

Từ 10 - 20

Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,05  đến dưới 0,1

Từ 20 - 40

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5

Từ 40 - 100

4

Từ 0,5 đến dưới 01

Từ 100 - 200

5

Từ 01 héc ta trở lên

Từ 200 - 500

Quy định rõ hành vi hủy hoại đất

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. Trong đó chỉ rõ các hành vi hủy hoại đất như sau:

- Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp:

+ Thay đổi độ dốc bề mặt đất;

+ Hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề;

+ San lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề.

Trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận.

- Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp:

+ Làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác;

+ Làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng;

+ Gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp.

- Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người.

- Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

- Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Hành vi nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền dự án nhưng chưa đáp ứng các điều kiện xây dựng kinh doanh nhà ở sẽ bị phạt tối đa 1 tỷ đồng. 

Hành vi sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ... sai mục đích được cho phép theo quy định Luật đất đai sẽ bị phạt tới 250 triệu đồng, tuỳ diện tích chuyển đổi mục đích trái phép. Nếu chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác thì bị xử phạt tăng gấp đôi, tối đa 500 triệu đồng. 

Ngoài nộp phạt, người vi phạm, chủ đầu tư phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu. Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019, các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định rõ và được bổ sung thêm nhiều biện pháp, gồm:

TT

Tên biện pháp

1

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

2

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

3

- Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.

4

- Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định.

5

- Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

6

- Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại.

7

- Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai.

8

- Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định.

9

- Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định.

10

- Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.

11

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm.

12

- Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai.

13

- Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

14

- Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp.

 

15

- Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

16

- Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp.

17

- Thu hồi đất.

(Source: Sưu Tầm)

Bình luận
Danh mục tin tức
Cung cấp thông tin thị trường nhà đất, quy hoạch, kinh nghiệm mua bán đất bổ ích & cập nhật 24h tại vsr.com.vn
Tin tức quan tâm nhiều nhất
Sản phẩm quan tâm nhiều nhất
  • Đăng ký nhận thông tin mới nhất

    - Bảng Giá Đất Mới Nhất Của Thị Trường Đặc Khu

    - Thông Tin Quy Hoạch

    - Tin Biến Động Thị Trường Bất Động Sản

    •  
    • Địa chỉ email:

DỊCH VỤ TƯ VẤN 24/7 & HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
LINK 15: Kênh BẤT ĐỘNG SẢN của VSR
  • Nên mua đất nền dự án hay mua đất nền tự do tại Phú Quốc?
  • Đất nền tại khu vực nào ở Phú Quốc đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất?
  • Thời điểm nào Phú Quốc sẽ lên thành phố?
  • Có khoảng 2 tỷ, nên đầu tư loại đất gì ở Phú Quốc phù hợp nhất?
  • Giá đất Phú Quốc thời điểm hiện tại đã khả quan hơn chưa?
  • Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất ở Phú Quốc như thế nào?
  • Lệnh phân lô tách thửa bao giờ mới hết hiệu lực tại Phú Quốc?
  • Đầu tư đất nền tại các vùng ven trung tâm Dương Đông có tiềm năng gì không?
Gửi yêu cầu tư vấn
Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực đầu tư bất động sản, thủ tục pháp lý và thông tin quy hoạch...
Nhận xét của khách hàng

Trong quá trình hoạt động tư vấn đầu tư bất động sản tại các vùng Đặc khu kinh tế Việt Nam, VSR đã nhận được rất nhiều phản hồi từ khách hàng về thái độ phục vụ, chất lượng tư vấn đầu tư. Chính sự phản hồi của khách hàng giúp VSR rút ra được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thiện dịch vụ tư vấn đầu tư của mình hoàn hảo nhất. Hơn hết, đáp lại sự quan tâm và ủng hộ của khách hàng, VSR hứa sẽ nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm bất động sản tiềm năng và nguồn tin tức bổ ích, phong phú.

Công ty Cổ Phần Đặc khu kinh tế Việt Nam xin cảm ơn sự ủng hộ và phản hồi của các nhà đầu tư. Hi vọng ở cả hiện tại và tương lai, nhà đầu tư vẫn luôn tin tưởng, lựa chọn sử dụng các dịch vụ tư vấn đầu tư của VSR ở ba vùng Đặc khu kinh tế.

_Đội ngũ nhân viên Công ty Cổ Phần Địa Ốc Đặc Khu Kinh Tế Việt Nam_

Hotline0902266769